Mất đi răng vĩnh viễn là điều mà không một khách hàng nào muốn. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của khách hàng về hậu quả của việc mất đi răng vĩnh viễn và các phương pháp phục hình răng mất.
Có rất nhiều nguyên nhân làm mất đi răng vĩnh viễn như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến các bệnh lý: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, …
- Do các chấn thương và tác động mạnh: tai nạn, khui nắp chai, …
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lí: ăn uống không đủ chất như thiếu canxi, kali, …
- Do răng khôn mọc lệch làm ảnh hưởng tới răng bên cạnh phải nhổ bỏ.
- Do tuổi tác.
Và nhiều nguyên nhân khác.
MẤT RĂNG TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO ?
1. Suy giảm chức năng ăn – nhai gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa
Người bị mất răng ăn uống khó khăn hơn bình thường do các khoảng trống giữa các răng, thức ăn dễ bị giắt khiến việc ăn uống không ngon miệng và các bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh.
Khả năng nhai ở chiếc răng đối diện giảm sút, thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn thô khó tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng đau dạ dày. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng khi vị trí răng mất là răng hàm.
2. Tiêu xương hàm, teo nướu nguyên nhân gây lão hóa sớm khuôn mặt (móm, hóp má)
Sau khi mất răng, xương xung quanh ổ răng cũng bắt đầu bị tiêu đi do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Lâu dần, vấn đề tiêu xương hàm khiến cho vùng má bị hóp vào, mặt chảy xệ, nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn và khuôn mặt già hơn so với tuổi thật. Sau một thời gian phần xương hàm tiêu biến, khiến nhiều răng bị lung lay và rụng dần.
3. Răng chắc khỏe có hiện tượng bị xô lệch tại vị trí răng mất gây mất thêm răng
Mất răng không chỉ làm giảm sút lực nhai, mà còn gây ra hiện tượng xô lệch các răng chắc khỏe, gây rối loạn khớp cắn. Mất răng lâu ngày làm cho những răng ở đối diện có hiện tượng trồi lên hoặc thòng xuống phía răng bị mất.
Mất răng làm cho lực nhai không đồng điều giữa các răng, các răng bên cạnh không còn điểm tựa dẫn đến tình trạng xô lệch về vị trí răng mất, lâu dần tạo khoảng trống giữa các răng khác tiếp tục xô lệch. Khoảng trống ở vị trí răng mất và các răng bị xô lệch dễ dắt thức ăn, khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lí về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu, …
4. Dây thần kinh bị ảnh hưởng gây loạn khớp thái dương, đau đầu
Răng bị mất thì lực nâng đỡ cũng không còn, các răng kế bên bị xô lệch ngẫu nhiên, lực nhai tác động lên những răng kế bên một cách bất thường làm thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày dần dần sẽ gây ra bệnh loạn khớp thái dương hàm gây ra đau đầu.
5. Phát âm không chính xác, nói ngọng gây ảnh hưởng đến giao tiếp
Răng không chỉ có vai trò ăn nhai, mà còn đóng góp rất lớn trong việc phát âm. Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa sẽ khiến cho phát âm của Cô Chú, Anh Chị khó mà chính xác dễ nói ngọng.
6. Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống
Mất răng lâu ngày khiến khuôn mặt bị lão hóa sớm, giọng nói ngọng làm Cô Chú, Anh Chị cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp, mỗi khi cười ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hằng ngày.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN RĂNG MẤT
Hiện nay có 3 phương pháp phục hình răng mất phổ biến nhất: hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ, trồng răng Implant.
1. Phương pháp hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp có cấu tạo gồm hai phần chính là nền hàm hoặc khung hàm và phần răng giả, ngoài ra còn có các móc kim loại để móc vào răng thật để bám.
Nền hàm hoặc khung hàm cấu tạo từ nhựa hay titanium và crom, phần răng giả được làm từ nhựa.
Ưu – nhược điểm
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, quy trình thực hiện đơn giản.
- Khôi phục chức năng ăn nhai cơ bản.
- Dễ dàng tháo lắp khi cần thiết.
Nhược điểm:
- Phải tháo ra vệ sinh thường xuyên.
- Sức nhai hạn chế, hàm lỏng lẻo, dễ dắt thức ăn.
- Không ngăn cản được quá trình tiêu xương.
- Thẩm mĩ và độ bền kém.
- Tuổi thọ ngắn.
2. Phương pháp làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ là gì?
Phương pháp làm cầu răng sứ là phương pháp bắc cầu giữa hai hay nhiều răng bên cạnh để làm trụ cho răng mất. Phương pháp này đòi hỏi các răng bên cạnh phải chắc khỏe, chưa bị xô lệch, đổ nghiêng mất phạm vi làm cầu.
Cầu răng sứ có cấu tạo từ hai hay nhiều mão răng sứ bọc lên răng làm trụ và răng giả nằm ở giữ thay thế cho răng thật.
Ưu – nhược điểm
Ưu điểm:
- Quy trình thực hiện nhanh.
- Đảm bảo chức năng nhai.
- Thẩm mĩ, tuổi thọ cao hơn hàm tháo lắp.
Nhược điểm:
- Răng bên cạnh bị mài nhỏ.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
3. Phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng implant hay còn gọi cấy ghép trụ Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tối ưu nhất hiện nay với phần chân răng được sử dụng chất liệu titanium cắm chặt vào trong xương hàm kết hợp với khớp nối Abutmen và mão răng sứ bên ngoài giúp cho bệnh nhân trồng Implant có răng hoàn toàn tự nhiên như răng thật.
Ưu – nhược điểm
Ưu điểm:
- Đảm bảo chức năng ăn nhai 95%.
- Dễ dàng vệ sinh như răng thật.
- Tính thẩm mĩ cao tuyệt đối.
- Không mài nhỏ và xâm lấn các răng bên cạnh.
- Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
- Độ bền trên 20 năm hoặc trọn đời.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Thời gian hoàn thành mất từ 3 đến 6 tháng.
Nếu như không may bị mất răng Cô Chú, Anh Chị nên phục hình lại răng mất một cách nhanh nhất để tránh những hậu quả nghiêm trọng do răng mất gây ra ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí và thời gian phục hình.
Nếu Cô Chú, Anh Chị có thắc mắc nào về các phương pháp phục hình răng mất có thể gọi ngay hotline Trung tâm Nha khoa Lê Anh: 0251 651 6789 – 0762 79 09 09 để được tư vấn cụ thể nhất cùng bác sĩ chuyên khoa.
Địa chỉ: 846 Khu 8, TT Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Hotline: 0251.651.6789 – 0762.79.09.09
https://www.facebook.com/nhakhoaleanhdentalcenter